Login

SẠCH CHO CẢ TƯƠNG LAI

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

KINH NGHIỆM BỎ TÚI KHI SƠ CHẾ CHO BÀ NỘI TRỢ

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì thực phẩm sau khi mua ngoài chợ về cần được sơ chế để loại bỏ những chất bẩn, cát bụi. Tham khảo những nguyên tắc và kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn sơ chế thực phẩm đúng cách


Nguyên tắc vệ sinh khi sơ chế
- Rửa tay bằng xà phòng với nước ấm trong ít nhất 20 giây trước và sau khi sơ chế thức ăn sống.
- Rửa tất cả hoa quả và rau sạch, kể cả loại đã được bọc nylon trong siêu thị. Động tác này giúp loại bỏ chất bẩn và những hóa chất còn đọng lại, ví dụ như thuốc trừ sâu.
- Nếu phần vỏ rau quả không được sạch, tốt nhất là gọt hoặc lột bỏ. Bỏ đi những lá ngoài cùng của các loại rau có lá, như cải bắp hoặc rau chân vịt.
- Sau khi rửa sạch hoa quả, lau khô bằng khăn giấy hoặc khăn vải khô và sạch.
- Sau khi dùng các dụng cụ nhà bếp, nên rửa lại bằng nước nóng và xà phòng. Tránh dùng các loại thớt gỗ sử dụng lâu ngày, vì đây là một "ổ vi khuẩn".
- Lau chùi sạch sẽ bồn rửa và nơi chế biến thức ăn bằng xà phòng và nước ấm.
Riêng biệt giữa thức ăn chín và sống
- Sử dụng thớt riêng cho thức ăn sống, thịt gia cầm và thủy hải sản; một cái thớt khác để thái rau quả và những thức ăn chín.
- Để thịt sống, thủy hải sản trong bao nylon riêng và ngăn cách với hoa quả.
- Để đồ sống trong hộp kín hoặc đĩa sâu khi cho vào tủ lạnh. Chú ý không để nước từ đồ sống nhỏ xuống trái cây hay thức ăn chín

Kinh nghiệm hay khi sơ chế thực phẩm
Cạo vỏ gừng. Làm sạch lớp vỏ gừng bằng cách lấy muỗng cạo thì sẽ tiết kiệm hơn dùng dao bào vì chỉ lấy đi lớp vỏ mỏng.
Bóc vỏ trứng luộc một cách nhanh chóng. Đặt trứng đã luộc chín trong một hộp kín và lắc nhẹ cho vỏ trứng hơi giập, khi đó bóc trứng sẽ rất nhanh.
Vắt cam chanh được nhiều nước hơn. Để có được nước nhiều hơn từ trái chanh hoặc cam, đầu tiên hãy để chúng trong tủ lạnh, sau đó làm nóng trong lò vi sóng khoảng 15 - 20 giây.
Cách rửa rau an toàn

Việc rửa rau quả qua loa sẽ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng việc rửa kỹ quá cũng không tốt. Theo các chuyên gia, nếu bạn rửa rau không đúng cách, thì kể cả bạn rửa rau qua ba nước cũng chưa chắc rau đã được loại bỏ được tối đa các tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không nhìn thấy.

Sau khi đưa ra một số lỗi hay gặp trong quá trình cố gắng làm sạch rau của các bà nội trợ, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến đã tổng hợp được để giúp các bạn nắm được bí quyết rửa rau hiệu quả nhất:
Theo các chuyên gia, rau ăn được chia làm 4 loại: Lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.
Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối. Cách tốt nhất hiện nay để loại bỏ các khuẩn tả là ngâm qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho một thìa nhỏ muối ngâm trong vòng 5 phút.
Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách li thuốc hay ô nhiễm khi bảo quản. Khi mua về không nên ăn liền theo thói quen vẫn tồn tại của người Việt Nam. Hãy rửa sạch từng quả rồi bọc nilon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày vì rau vẫn đảm bảo được độ tươi ngon mà vẫn có thời gian để thuốc phân hủy. Các loại rau quả cần ăn ngay nên rửa sạch dưới dòng nước và ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.
Rau ăn củ, củ quả:  nói chung đảm bảo an toàn hơn nên khi chế biến rau củ nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.
Nếu bạn sợ củ quả có thuốc trừ sâu bạn nên thoa một ít nước rửa bát #osaro lên củ quả để rửa, sau đó rửa lại bằng nước sạch!
Rau ăn hoa được xem là đảm bảo vệ sinh nhất, bạn chỉ cần rửa hoa dưới vòi nước là được.
Ngoài rau, sau khi đi chợ về chúng ta cũng cần sơ chế qua các loại thực phẩm.
Rửa thịt bị dính nhiều bụi bẩn
Cách tốt nhất là để rửa sạch các bụi bẩn đó, nên dùng nước vo gạo ấm để rửa thì mau sạch hơn. Dùng nước lã rửa thì rất lâu và khó sạch bởi lượng bụi được bám rất chặt vào lớp mỡ trên miếng thịt.
Khử mùi tanh ở cá

Cá tanh là do trong cá chứa một số chất có gốc amin có vị tanh. Cá nước ngọt có các chất gốc amin ít hơn cá biển nên ít tanh hơn cá biển. Để làm bớt mùi tanh, trong nấu ăn, ông bà ta đã có những cách khử mùi tanh hiệu quả:
- Làm bớt tanh bằng cách ngâm rửa: cá cần mổ bỏ lòng, mang, đánh vảy, cắt vây, bỏ màng đen trong bụng, cắt khúc. Nên rửa kỹ 2 - 3 lần. Nếu là cá tanh có thể ngâm cá vào nước vo gạo hoặc nước muối trong 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo trước khi nấu.
Tẩy mùi hôi của vịt

Dùng gừng giã nhỏ trộn với rượu trắng và muối, chà trong ngoài con vịt, sau đó xả sạch bằng nước lạnh vịt sẽ hết mùi hôi.
Cách làm cá trê sao cho được sạch, hết nhớt và lấy máu tanh

Nên dùng tro đã sàng mịn để chà khắp mình cá, sau đó rửa lại bằng nước lạnh có pha chút ít rượu hay gừng. Dùng một con dao nhỏ, nhọn mũi moi hết máu tanh nằm trong lưng cá trê, cá sẽ hết mùi tanh và rất sạch (nên nhớ đừng rửa bằng muối vì như thế sẽ ra nhiều nhớt hơn)
Nguồn st internet

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Giỏ Hàng Của Bạn

Số Lượng: sản phẩm
Tổng Cộng: